Trở thành thư pháp gia thì "sướng" hay "khổ"

Trở thành thư pháp gia thì "sướng" hay "khổ"
Nhiều người thường thắc mắc với tôi rằng, trở thành một nhà thư pháp gia thì sướng hay khổ và nếu sướng thì sướng ở điểm nào mà khổ thì khổ ở những điểm nào.

Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ giành ra một chút thời gian của mình để đưa ra những nhận định riêng về vấn đề này, rất hy vọng rằng bài viết dưới đây sẽ góp phần giúp cho quý độc giả hiểu rõ hơn về nghề viết thư pháp nói chung và những người được gọi là thư pháp gia nói riêng để chúng ta có được cái nhìn một cách rõ nét nhất, đúng đắn nhất về những việc ấy.

Trở thành một nhà thư pháp gia thì sướng hay khổ?

Tôi đến với thư pháp từ năm 2015 và từ đó cho tới thời điểm hiện nay, rất nhiều người hỏi tôi rằng làm cái nghề này là sướng hay khổ. Trước hết, cần phải giải thích với mọi người biết những khái niệm cơ bản như “thư pháp là gì?”, “thư pháp gia là gì?” để quý độc giả có thể hiểu rõ được chủ thể đang nói tới ở đây, cụ thể:

- Thư pháp là một môn nghệ thuật của thị giác, chất liệu chính của thư pháp chính là sử dụng bút lông, mực tàu để thể hiện các con chữ được viết theo những lối viết khác nhau trên những chất liệu riêng biệt (như giấy, đá, bề mặt nhẵn hoặc ráp…).

Mục tiêu chính của quá trình viết thư pháp là truyền tài được thông điệp của người viết thông qua những con chữ được thể hiện, bên cạnh đó cho người xem thấy được cái đẹp, cái thần, ý, trí, khí thông qua việc sử dụng bút pháp (phương pháp sử dụng bút của người viết).

- Thư pháp gia chính là những người thực hiện công việc viết chữ. Những phần việc chủ yếu mà một nhà thư pháp gia cần làm bao gồm: Lên ý tưởng cho tác phẩm, tìm kiếm các dạng bố cục mới, thử nghiện các cách viết chữ khác nhau để cho ra một kiểu chữ đẹp nhất.

Những nhà thư pháp gia thông thường hay sáng tác các tác phẩm thư pháp để phục vụ cho các ngày kỷ niệm như ngày lễ, tết, ngày truyền thống của công ty, tổ chức, dân tộc, đất nước.

Thư pháp có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, ở Việt Nam, việc viết chữ thư pháp hoặc xin chữ đầu năm đã trở thành một phong tục được nhiều người biết đến, tuy nhiên hiện nay đặc biệt chúng ta có hai dòng thư pháp lớn đó chính là thừ pháp chữ Hán và thư pháp chữ Việt.

Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, các bạn có thể xem bài viết “Tổng quan về nghệ thuật thư pháp Việt” của tác giả Thanh Phong. Mình thấy cậu ấy là một người khá nổi tiếng, có tâm trong giới thư pháp và những bài viết được sưu tầm khá công phu, kỹ lưỡng.

Quay trở lại vấn đề về việc một nhà viết thư pháp hay ở đây chúng ta gọi là một “thư pháp gia” thì sướng hay khổ. Mình xin trả lời với các bạn luôn: Vừa sướng lại vừa khổ.

Sướng ở đâu?

Cái thú vị nhất của việc trở thành một người viết thư pháp chính là việc chúng ta được tiếp cận gần hơn với những con chữ, với một bộ môn nghệ thuật rất gần với thiền định, gần với việc tu tâm dưỡng tính thông qua những bài thơ, bài văn, những câu nói hay trong cuộc sống.

Cái sướng thứ hai là chúng ta có thêm nhiều cơ hội để giao tiếp, kết bạn, làm quen với những nhà thư pháp khác, nhiều người có tâm hôn rất khoáng đạt, có cốt cách rất tuyệt vời mà ở họ chúng ta học thêm được rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống.

Những người viết chữ thư pháp thường nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách toàn diện và cực kỳ khách quan, hơn nữa lối sống của họ thường gắn liền với việc tu dưỡng phẩm chất, đạo hạnh, bởi vì viết chữ và cho chữ luôn luôn cần đến điều này (mình sẽ nói rõ hơn trong phần khổ ở đâu). Nói tóm lại thì người xưa có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Những ai chơi với người làm nghệ thuật thì chắc chắn sẽ thêm yêu nghệ thuật, những ai gần với những nhà thư pháp thì chắc chắn sẽ học tập được thêm những tư tưởng, những triết lý rất hay về những người này.

Và đại loại cái sướng của người viết chữ đó là được người đời kính nể, quý trọng bởi tính chất công việc vừa giống như một kẻ gieo duyên, vừa giống như một người thầy giáo, một người truyền bá những tư tưởng tốt đẹp.

Cái sướng thứ ba của người viết thư pháp chính là việc bán chữ. Giá trị của nghệ thuật thì đối với một số người chẳng đáng là gì, nhưng đối với những người khác thì có bỏ ra thêm hơn nữa cũng chẳng thừa.

Nói đến đây, tôi xin kể với các bạn một điều thế này, có những nhà thư pháp gia nổi tiếng trong lịch sử được nhiều người biết đến thì mỗi một tác phẩm của họ lại đáng giá cả ngàn lượng vàng.

Những người viết thư pháp nổi tiếng ở Việt Nam mặc dù về số lượng thì cũng được xem là nhiều, nhưng những người thực sự có tư tưởng, có cốt cách và có những con chữ đẹp thì lại vô cùng ít ỏi, chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi.

Khổ ở đâu?

Người viết chữ thư pháp khổ ở những điểm chủ yếu như sau:

- Đôi khi sáng tác được nhiều, nhưng đôi khi lại chẳng thể có nổi một bức: 

Sáng tạo nghệ thuật một phần phụ thuộc rất lớn vào cảm xúc sáng tác, chúng ta sẽ chẳng thể nào cho ra được những tác phẩm đẹp trong khi gia đình đang có những chuyện buồn được. Chính vì thế, đối với những nhà thư pháp gia, việc cầm trên tay một chiếc bút để sáng tác đôi khi lại là một điều khó khăn khi có những giai đoạn họ chẳng thể nào viết được một tác phẩm. Cảm giác ấy cực kỳ khó chịu, và càng cố gắng thì lại chẳng đem lại được kết quả gì.

- Sáng tác không phải chuyện giản đơn:

Nhiều người cứ nghĩ rằng cứ cầm bút, viết đại thứ gì đó lên trang giấy và gọi nó là nghệ thuật. Nhưng kỳ thực thì việc làm này giống như đang tự cầm dao cứa cổ mình vậy. Những người viết thư pháp thực sự phải hiểu được rằng công việc sáng tác những tác phẩm thư pháp phải là việc làm trong dài hạn, và phải được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Tìm kiếm những cách viết khác nhau và lặp đi lặp lại những việc làm ấy đôi khi cũng khiến cho chúng ta cảm thấy vô cùng chán nản. Nhiều người bỏ dở giữa chững vì công việc quá nhàm chán khi suốt ngày cứ dính vào giấy, vào bút, vào mực,… Thế là họ không chịu được và họ bỏ dở.

- Đôi khi giá trị của nghệ thuật không được đánh giá cao

Đối với những người viết chữ. Đôi khi có những vị khách hàng khá đặc biệt, họ coi họ là thượng đế và khinh rẻ những tác phẩm nghệ thuật mà các nhà thư pháp của chúng ta tạo ra.

- Rèn luyện khổ cực, khó đạt được thành công

Ngoài những cái khổ như mình đã nói ở trên, người viết chữ thư pháp đẹp còn phải luôn luôn rèn luyện và thậm chí là rèn luyện liên tục. Việc cầm bút hàng ngày,  có thể khiến cho họ gặp phải một số vấn đề như đau tay, đau lưng, mỏi gối,…

Bên cạnh đó, việc có quá nhiều nhà thư pháp như hiện nay cũng khiến cho mức độ cạnh tranh trở nên ngày một khốc liệt. Trong khi người ta lựa chọn những người thư pháp có trình độ, có uy tín thì những cá nhân khác lại phải chật vật tìm kiếm những công việc phụ để vừa duy trì niềm đam mê, vừa đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày được ổn định.

Trên đây là một số ý nghĩ của mình về việc trở thành một nhà thư pháp gia thì sướng hay khổ. Mọi ý kiến đóng góp và nhận xét, quý độc giả vui lòng để lại trong phần bình luận phía dưới bài viết. Mình sẽ trả lời các bạn trong thời gian sớm nhất.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tranh thư pháp đẹp của Đăng Học

Đỉnh cao nghệ thuật viết thư pháp

Tranh thư pháp đẹp của Thanh Phong